Dưa chuột hay còn gọi là dưa leo, là một cây thuộc họ bầu bí. Dưa chuột có nhu cầu quanh năm. Chúng có thể được thêm vào món salad, ăn sống hay ép nước uống. Chúng có thể có nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu được chia thành hai nhóm: thụ phấn và không thụ phấn
Do việc thụ phấn của cây chỉ được thực hiện bởi côn trùng trong không gian mở, nên để trồng trong nhà kính, cần phải chọn một giống không cần thụ phấn bởi hoa cái.
Chuẩn bị hạt giống
Để có một mùa bội thu bạn cần gieo hạt giống đúng cách. Nên chọn những hạt giống có chất lượng cao mua ở các cơ sở uy tín. Loại bỏ những hạt mốc bằng cách chuẩn bị dung dịch nước muối có nồng độ thấp và ngâm chúng trong khoảng 10 đến 15 phút. Trong thời gian này một số hạt sẽ nổi lên trên bề mặt, hãy loại bỏ những hạt này vì chúng có thể sẽ nảy mầm kém.
Sau khi loại bỏ các hạt kém chất lượng bạn có thể thực kiện phương pháp xử lý nhiệt với hạt giống. Với phương pháp này cây con sẽ không bị nhiễm bệnh và có thể phát triển khỏe mạnh. Nước sẽ được làm nóng đến 40 hoặc 45 độ sau đó cho hạt giống vào ngâm trong nửa giờ.
Gieo hạt trong nhà kính bạn sẽ không phải quá lo lắng về vấn đề thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm.
Chuẩn bị đất
Điều này khá quan trọng để dưa chuột có thể phát triển tốt. Bạn nên kiểm tra độ chua của đất, không nên để độ axit vượt quá 6.5 pH. Nếu như nó quá cao bạn có thể thêm chút vôi bột để làm giảm độ pH. Trước khi gieo hạt xuống bạn cần chuản bị hỗn hợp gồm có mùn cưa và than bùn hoặc phân hữu cơ vào đất vườn. Trộn đều vào thêm một ít phân bón như kali sunfat hoặc ure vào đất.
Gieo hạt
Sau khi chuẩn bị xong hỗn hợp đất, bạn có thể trồng dưa chuột bằng hạt. Trước khi gieo hạt bạn nên lấp đất đã chuẩn bị sẵn vào các bầu. Tạo các lỗ trên trên đất rồi gieo hạt. Độ sâu không được quá 3 cm. Trải một lớp màng phủ nông nghiệp để tránh sự phát triển của cỏ dại hoặc sâu bệnh trong đất. Chúng được bỏ ra khi chồi đầu tiên xuất hiện.
Sau 1 tuần cây con sẽ nảy mầm. 1 tháng sau cây đủ khỏe mạnh sẽ mang đi trồng.
Chuẩn bị vườn nhà kính
Trước khi trồng dưa chuột vào tháng 6, bạn cần chuẩn bị mặt bằng để trồng. Cây con nên được trồng trong đất đã được bón lót trước. Do đó, vào mùa thu, phân tươi được bổ sung vào đất, cuối cùng sẽ biến thành mùn. Thành phần này được thêm vào đất để tạo độ lỏng. Ngoài ra, có thể bổ sung phân chuồng 2-3 tuần trước khi trồng cây con để làm ấm đất.
Ngoài phân chuồng có thể bổ xung tro xuống đất. Nếu đất bị chua bạn cũng nên xử lý bằng việc bón vôi cho đất. Không nên bón vôi ngay sau khi bón phân vì chúng sẽ làm giảm lượng nitơ trong đất.
Trồng cây con
Bạn cần ngừng tưới nước 2- 3 ngày trước khi trồng. Vào ngày trồng hãy tưới thật nhều nước. Nhẹ nhàng xới xung quanh và nhấc bầu cây con lên để tránh làm rễ cây bị thương. Nên trồng cây con trong hố đã tưới bằng nước ấm trước đó.
Cây dưa chuột con được trồng trong các hố cách nhau 20 cm giữa các cây và 50 cm giữa các hàng. Cây con sẽ được trồng trong các hố sâu khoảng 10 cm vì sâu hơn cây sẽ bị lạnh.
Chăm sóc cây dưa chuột
Để có một vụ mùa bội thu bạn cần thực hiện theo một số nguyên tắc như:
-Không được phép để đất khô, phải tưới nước liên tục. Bạn nên sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm chi phí và công sức chăm sóc, tưới nước cho cây
-Từ lúc trồng đế khi quả xuất hiện nên bón thúc một lần.
-Nếu nhà màng của bạn không đủ ánh sáng hãy sử dụng đèn huỳnh quang để chiếu sáng cho cây con.
-Theo dõi tình trạng cảu cây, nếu xuất hiện bệnh hoặc côn trùng, bạn ngay lập tức phải loại bỏ.
-Nên sử dụng không khí trong lành từ bên ngoài để mầm có thể cứng cáp.
Ở mỗi vị trí trồng dưa chuột bạn nên treo một sợi dây để dưa chuột có thể bám leo lên. Nếu như cây có nhiều hơn 4 chồi, bạn nên loại bỏ các chồi để cây có thể phát triển về chiều cao thay vì sang xung quanh. Ngoài ra các chồi này sẽ lấy chất dinh dưỡng từ rễ và sẽ không có lợi. Không nên trồng cây con ở nơi đã trồng cà chua hoặc ớt, chúng rất dễ bị sâu bệnh.
Độ ẩm và nhiệt độ trong nhà màng cũng rất quan trọng. Nếu độ ẩm quá cao, rễ có thể bị thối và cây sẽ không được khỏe mạnh. Nhiệt độ quá cao từ 40 độ trở nên cây sẽ bị héo. Bạn hãy sử dụng lưới che nắng để giảm nhiệt độ cho nhà màng của bạn. Bạn cũng có thể tham khảo một số cách làm giảm nhiệt độ trong nhà kính ở đây.
Phòng bệnh
Cây trồng trong nhà màng có thể phòng trừ được dịch hại nhưng không thể an toàn được 100%. Nguyên nhân có thể do quá trình chăm sóc cây không được đúng cách hoặc sâu bệnh đã có sẵn ở trong đó.
Khi rệp xuất hiện trên cây bạn có thể sử dụng tro pha loãng với nước nóng và thêm một ít xà phòng. Bạn có thể phun lên cây mỗi tuần 1 lần. Bệnh thối rễ cũng ảnh hưởng rất lớn, chúng do nấm gây ra cho cây. Triệu chứng đầu tiên là các chồi bị héo và cây có thể chết sau vài ngày. Cây bị bệnh phủ những đốm trắng.