Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay, việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế góp phần tăng thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên sâu hại cây trồng là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế năng suất và chất lượng của các loại cây trồng, đặt biệt là các loại cây rau trồng và cây có giá trị kinh tế cao.

  1. Giới thiệu về lớp côn trùng

       Côn trùng hay còn gọi là sâu bọ là một lớp thuộc ngành động vật không xương sống. Côn trùng là nhóm động vật đa dạng nhất hành tinh với số lượng cá thể của mỗi loài rất lớn. Số loài côn trùng đã biết chiếm 2/3 đến ¾ toàn bộ loài của giới động vật.

        Sở dĩ côn trùng có số lượng loài và cá thể nhiều đồng thời phân bố rộng là do bản thân côn trùng có những đặc điểm cơ bản so với các loài động vật các như sau:

+ Cơ thể được bao bọc bằng một lớp da có cấu tạo phức tạp, thích nghi với mọi điều kiện bất lợi của ngoại cảnh để sinh sản và duy trì nòi giống.

+ Côn trùng có thể bay được nên có khả năng phân bố rộng, kiếm ăn và giao phối

+ Do cơ thể nhỏ bé nên côn trùng có thể sinh sống và ẩn náu mọi nơi, đồng thời lượng thức ăn tiêu thụ cũng rất ít.

+ Sức sinh sản của côn trùng khá nhanh và mạnh.

+  Vòng đời ngắn, sức sống và tính thích nghi môi trường cao làm số lượng của loài rất lớn.

Mặc dù số lượng của côn trùng nhiều nhưng thực tế số loài sâu hại chỉ chiếm 10% tổng số loài côn trùng và các loại sâu hại nghiêm trọng chiếm không quá 1%.

  1. Tác hại của côn trùng

  • Tác hại của côn trùng với cây trồng

       Hằng năm côn trùng gây thiệt hại 83 triệu tấn lương thực ( trong đó trên đồng ruộng chiếm khoảng 6% tổng sản lượng). Số lương thực có thể nuôi sống 400 triệu người trong một năm. Ở nước ta thiệt hại hằng năm do sâu bệnh gây ra từ 10 đến 15%. Côn trùng có thể phá hoại tàn lụi các vườn ươm cây, cây cảnh, vườn hoa trong thành phố. Côn trùng phá hoại có trên 300 loài, trong đó có khoảng 50 loài gây hại đáng kể. Chủ yếu là côn trùng bộ cánh vảy và bộ cánh cứng.

  • Tác hại của côn trùng với vật nuôi

       Trâu, bò, gà, vịt, cừu, … thường bị nhiều loài côn trùng ký sinh làm giảm sức khỏe, chất lượng thị, trứng, sữa.

  • Tác hại của côn trùng với con người

        Nhiều loài côn trùng như chấy, rận, ruồi, muỗi là những trung gian truyền bệnh hiểm nghèo. Chúng có thể gây ra các bệnh như sốt rét, xuất huyết, thổ tả, dich hạch

Ở nước ta trước đây rất phổ biến bệnh sốt rét, đến nay căn bản đã được loại trừ.

Ngoài ra với các công trình xây dựng bằng gỗ, tre, nứa thường không tránh khỏi sự phá hoại của các loài côn trùng như mối, mọt, …

 

  1. Một số loại côn trùng gây hại cho nông nghiệp

  • Sâu tơ

       Là côn trùng gây hại phổ biến nhất cho cây trồng. Sâu có màu xanh và rất thích ăn phần dưới của lá nên khó phát hiện. Thường phải bắt bằng tay hoặc phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt.

  • Con rệp

      Rệp là loại côn trùng cũng khá phổ biến trong nông nghiệp. Có một số loại rệp như rệp sáp, rệp nâu, rệp mình mềm, rệp vảy ốc,..Chúng thường gây hại cho tây trồng trong vườn từ khi cây mới mọc mầm cho đến khi cây ra hoa thành quả

      Nhiều loại rệp thích bám ở các mầm nonm búp lá non để trích hút chất dinh dưỡng. Chúng hay tấn công vào rễ, thân, lá hoặc quả của một số loại cây thân mềm như đậu hà lan, cà chua, khoai tây hoặc bắp cải.

  • Ruồi vàng

        Ruồi vàng hay ruồi đục quả là đối tượng nguy hại với các loại cây ăn quả như mít, xoài, cam, bưởi làm thất thu và giảm chất lượng của nhiều vườn cây trái. Ruồi trưởng thành dùng ống đẻ trứng châm qua vỏ quả, đẻ vào nơi tiếp giáp vỏ quả và thịt quả. Dòi ăn thịt quả, tuổi càng lớn đục vào phía trong. Đủ sức chúng rời khỏi quả, rơi xuống đất và chui vào đất ở dưới tán cây để hóa nhộng. Ruồi đục quả thường thích vườn cam um tùm, rậm rạp, nhất là vườn cam gần ven rừng

  • Bướm đêm

Bướm đêm hay còn gọi là con Ngài, có hình dáng gần với loài bướm thông thường nhưng kích thước lớn hơn. Người ta cho rằng có khoảng 150.000 đến 250.000 loài khác nhau.

Hầu hết các loài sâu bướm hoạt động về đêm, chỉ một số ít hoạt động về bán ngày. Sâu của chúng ăn lá cây như dâu, sắn,..

  • Nhện đỏ

        Là loài côn trùng gây bệnh phổ biến trên cây. Có nhiều giống nhện khác nhau. Đa số có phần thân nhỏ, chỉ khoảng 0,4mm. Toàn thân nhện phủ một lớp lông thưa có màu đỏ, xanh hoặc trắng. Nhện có 8 chân, di chuyển nhanh chóng và linh hoạt. Bạn có thể dễ thấy nhện đỏ ở mặt dưới lá cây hoặc trên đọt non của cây.

        Khi cây bị nhện đỏ hại lá sẽ xuất hiện những vết phòng rộp. sau đó sẽ khô cằn lại, xơ cứng chuyển màu vảng rồi rụng đi một cách nhanh chóng.Những cây mới đậu quả, nhện đỏ xuất hiện sẽ khiến bị vàng, khô sạm và nứt ra khi lớn lên. Không những vậy, nhện đỏ còn truyền bệnh virut nguy hiểm cho cây.

  1. Các biện pháp phòng và diệt trừ côn trùng gây hại

         Hầu hết các loại côn trùng gây hại cho nông nghiệp có thể dễ dàng kiể soát nếu bạn phát hiện ra chúng sớm và có biện pháp diệt trừ nhanh chóng. Các điểm nấm mốc, lá bị vàng, héo và các lỗ hổng ở lá cây chính là những dấu hiệu cho thây chúng không được khỏe mạnh. Có một số cách phổ biến để phòng chống côn trùng gây hại như sau:

  •  Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học

            Hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm để đảm bảo dùng một lượng thuốc trừ sâu vừa đủ để tiêu diệt côn trùng mà không làm anh rhưởng cho cây trồng. Đồng thời cũng không quên đọc các khuyến cáo của nhà sản xuất để hóa chất thực vật không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

  •  Sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ

            Hiện nay có rất nhiều các loại thuốc hữu cơ được sản xuất rộng rãi. Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc này vì chúng an toàn hơn thuốc trừ sâu hóa học.

phun thuốc bảo vệ thực vật

            Ngoài các phương pháp trên chúng ta có thể sử dụng lưới chống côn trùng. Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhằm ngăn côn trùng như rồi, ong, bướm, sâu bọ gây hại. Đồng thời cũng chống được các hạt mưa, tạo độ ẩm khá tốt bên trong nhà lưới.

            Sử dụng lưới chống côn trùng, trong nhà màng giúp giảm chi phí sử dụng thuốc trừ sâu hóa học hoặc thuốc bảo vệ thực vật cũng như người phun thuốc. Đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

lưới chống côn trùng 

  1. Tổng kết

          Trên đây chúng tôi đã giới thiệu về một số loại côn trùng cũng như tác hại của chúng trong nông nghiệp mà bà con cần phải phòng tránh. Sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật có thể giúp người dân diệt trừ được côn trùng gây hại. Nhưng hiệu quả nhất vẫn là sử dụng lưới chống côn trùng giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, bảo vệ môi trường cũng như tiết kiệm được chi phí cho bà con nông dân.

  Công ty CP Công Nghệ Xanh Long Dương tự hào là nhà phân phối lưới chắn côn trùng lớn nhất miền Bắc hiện nay. Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, các sản phẩm do công ty chúng tôi phân phối đều có chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý nhất, đem lại hiệu quả kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp.

Công Ty CP Công Nghệ Xanh Long Dương

VP Giao Dịch: CT5 khu đô thị Hồng Hà Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội

Hotline: 0977.28.28.16   -  0901.54.52.66

Website: https://longduonggtec.com    

Email:   congnghexanhlongduong@gmail.com  ; longduonggtec@gmail.com

 

GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NƯỚC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG VỤ HÈ THU
Giải pháp tiết kiệm nước sản xuất nông nghiệp trong vụ hè thu...
nhà kính là gì
Nhà kính là công trình thường có tường và mái làm bằng kính (hoặc vật liệu tương tự) dùng để trồng rau quả để tránh tác động nhất thời của thời tiết n...
Để lại một bình luận

Bài viết mới nhất

Lưới lan che nắng

Lưới lan là loại lưới che nắng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Được cấu tạo từ nhiều sợi lưới đan liền vào nhau tạo thành một tấm lưới hoàn chỉnh. Ở giữa các sợi lưới có nhiều lỗ có kích thước nhỏ, đủ để ánh sáng xuyên qua. Lưới được làm từ nhựa PE hoặc HDPE nguyên sinh, không pha thêm phế liệu...
Lượt xem 1294 Chi tiết

Cải thiện độ bền của màng nhà kính

 Độ bền của màng nhà kính phụ thuộc rất nhiều vào khu vực địa lý, khí hậu,nguồn nước... và sự thay đổi các mùa vụ nông nghiệp và từng thời gian trong năm. Tuổi thọ của màng nhà kính phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sử dụng các loại hóa chất(thuốc trừ sâu có nguồn gốc lưu huỳnh...), quá trình thiết kế,...
Lượt xem 1752 Chi tiết

Cách xây dựng nhà màng, nhà kính đạt tiêu chuẩn

Hiện nay, khi các vụ việc do rau trồng và thực phẩm bẩn ngày càng tăng thì vấn đề an toàn thực phẩm được xã hội đặc biệt quan tâm. Vì thế để nâng cao mức độ an toàn và năng suất sản xuất rau sạch, nhiều người đã ứng dụng mô hình trồng rau trong nhà màng, nhà kính....
Lượt xem 2472 Chi tiết

Bảo vệ cây trồng khỏi sương giá vào mùa đông

Để cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh, năng suất quanh năm, chúng ta cần có các biện pháp giúp chúng có thẻ chống chịu được sương giá vào mùa đông. Dưới đây là một số phương pháp giúp chúng ta làm điều đó...
Lượt xem 2458 Chi tiết
Bài viết xem nhiều

Thụ phấn cho cây trồng trong nhà kính

Thụ phấn tiếng anh là pollination, là một quá trình quan trọng mà thực vật cần sử dụng để tạo ra hạt, là quá trình chuyển những hạt phấn (bào tử đực) tưới noãn, còn gọi là bào tử cái. Vì vậy nó hoàn toàn là sự sinh sản của thực vật....
Lượt xem 3778 Chi tiết